30 tháng 7 2020

Có nên cho con đi học lại không? Đây là khoa học mới nhất về coronavirus và trẻ em


Mỗi học khu, trường học và gia đình có hoàn cảnh khác nhau.


Karina Zaiets, Veronica Bravo và Jennifer Borresen, USA Today

30/07/2020


Chúng ta còn vài tuần nữa trước mùa tựu trường và cuộc tranh luận về việc mở cửa lại trường đang ngày càng gay gắt. Trong khi đó, cơ sở khoa học xung quanh trẻ em và Covid-19 vẫn đang được tiến triển. Một điều rõ ràng: quá trình ra quyết định sẽ là đơn nhất cho mỗi học khu, trường học và gia đình. Ở đây, chúng tôi trả lời một số câu hỏi cấp bách nhất:

Trẻ em có thể bị nhiễm COVID-19 không?

Có, nhưng chúng ít có khả năng bị hơn người lớn. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science đã chỉ ra rằng trẻ em dưới 14 tuổi có khả năng nhiễm virus từ một phần ba đến một nửa so với người lớn. Một nhóm các nhà nghiên cứu khác đã xem xét 2.000 trẻ em và giáo viên trong các trường học xung quanh bang Saxony của Đức. Các xét nghiệm đã được thực hiện ở nhiều trường học sau khi mở cửa trở lại nơi đã có sự bùng phát của virus. Có ít kháng thể coronavirus tìm thấy ở trẻ em và giáo viên, chỉ ra rằng chỉ một số trong số họ đã mắc bệnh.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh CDC, khoảng 7% trường hợp Covid-19 được xác nhận ở Hoa Kỳ là ở trẻ em dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, người Mỹ lớn tuổi hiện chiếm tỷ lệ nhiễm thấp hơn so với lúc bắt đầu bùng phát. Hầu hết các trường học trên cả nước đã đóng cửa vào tháng Ba khi virus bắt đầu lưu hành rộng rãi hơn. Điều đó có thể giải thích tại sao ít trẻ em bị bệnh.

Điều gì xảy ra với trẻ em khi chúng bị nhiễm coronavirus?

Dữ liệu ngày 28/7/2020, từ Bộ Y tế các bang

Hiếm có tác động nghiêm trọng từ COVID-19 đối với trẻ em - hầu hết hồi phục trong vòng một đến hai tuần.

“Chúng tôi đã xét nghiệm hơn 8.000 trẻ em và phần lớn những trẻ em này đang có các triệu chứng nhẹ," theo lời bà Roberta DeBiasi, trưởng khoa truyền nhiễm nhi khoa tại Bệnh viện Quốc gia Nhi đồng ở Washington, D.C.

Những người dưới 18 tuổi thường không bị sốt, ho hoặc khó thở. Một số trẻ em đã bị chứng rối loạn viêm đa hệ thống, gọi tắt là MIS-C. Đó là một tình trạng mà các bộ phận cơ thể khác nhau bị viêm, bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt hoặc các cơ quan tiêu hóa.

Tuy nhiên, biến chứng này cũng hiếm gặp. Ngoài ra, chỉ có 36 ca tử vong ở trẻ em dưới 14 tuổi hoặc 0,03% tổng số bệnh nhân tử vong do Covid-19 trên toàn quốc, tính đến ngày 22 tháng 7.

Các nhà nghiên cứu không biết tại sao trẻ em dường như chống chọi tốt hơn người lớn. Có một vài giả thuyết được đưa ra.

Một trong số đó là trẻ em có thể bị giảm số lượng thụ thể mà virus cần đến để xâm nhập vào các tế bào của cơ thể và rồi phát triển trong các tế bào đó.

Không có tử vong ở trẻ em. Nguồn: Bệnh viện Nhi đồng Quốc gia, thời gian 15/3/2020-27/7/2020

Hệ thống miễn dịch của một đứa trẻ được thiết kế để cảm nhận và đối phó với các mối đe dọa khả hữu. Nó có thể được chuẩn bị tốt hơn và phù hợp hơn để phản ứng với coronavirus mới so với một người lớn. Với sự lão hóa, suy dinh dưỡng, ức chế miễn dịch và các bệnh kinh niên, hệ thống miễn dịch mất khả năng thích nghi với sự mới lạ.

Tuy nhiên, nếu một người bị nhiễm coronavirus, không có gì đảm bảo rằng căn bệnh sẽ không quay trở lại.

“Nếu chúng ta lấy tỷ lệ bệnh nhân thực sự có kháng thể đo được trong máu, chúng ta vẫn chưa biết chắc chắn đó có phải là kháng thể đó - ngay cả khi nó hiện  vào thời điểm chúng ta có thể phát hiện ra - cũng là loại kháng thể mà sẽ hoàn toàn bảo vệ bạn khỏi sự lây nhiễm trong tương lai,” bà DeBiasi nói.

Cũng có vài nghiên cứu cho thấy kháng thể coronavirus có thể biến mất chỉ sau vài tháng ở một số người.

Coronavirus sẽ lây lan trong lớp học?

Virus gây ra Covid-19 chủ yếu lây lan qua các giọt hô hấp và bằng chứng gần đây cho thấy trong một số trường hợp, con người có thể bị nhiễm COVID-19 truyền qua không khí.

Các lớp học ở Mỹ thường đông đúc với vài chục đứa trẻ, mà không có sự giãn cách xã hội và đeo khẩu trang, có thể thở ra những giọt hô hấp đến phía những người quanh mình và họ sẽ hít vào những giọt đó. Học sinh thường ở trong các lớp học trong thời gian kéo dài, đủ nhiều để tạo điều kiện tiếp xúc với các giọt thở mang virus đó trong không khí. Và học sinh lớn thường kết hợp với hàng chục sinh viên mới trong các lớp học khác nhau trong suốt cả ngày. Đó là lý do tại sao một khuyến nghị chính của CDC trong việc mở cửa trở lại các trường học là buộc học sinh ở mọi lứa tuổi và mọi khả năng phải đeo khẩu trang và giữ chúng cách nhau ít nhất sáu feet càng nhiều càng tốt. CDC cũng khuyến nghị các trường nên cân nhắc việc phân chia học sinh thành nhóm, để chúng học với cùng nhóm của chúng càng nhiều lớp càng tốt.

Bạn cũng có thể nhiễm vi-rút nếu chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng sau khi tiếp xúc với bề mặt bị ô nhiễm. Học sinh thường chia sẻ đồ chơi, điều khiển từ xa, máy tính, phòng vệ sinh, ghế ngồi và đi lại trong hành lang chật hẹp, vì vậy các trường học thực sự có thể tạo điều kiện cho sự lây lan của căn bệnh này.

Trẻ em có truyền COVID-19 không?

Có. Một nghiên cứu từ Hàn Quốc đã phát hiện ra rằng trẻ em dưới 10 tuổi truyền coronavirus mới cho người khác ít hơn người lớn, nhưng nguy cơ không phải bằng không. Và những người trong độ tuổi từ 10 đến 19 có thể truyền virus ít nhất cũng như người lớn.

Các nhà nghiên cứu nghiên cứu các cụm gia đình ở nhiều quốc gia phát hiện ra rằng trẻ em thường không  phải là bệnh nhân đầu tiên trong gia đình, chỉ chịu trách nhiệm cho khoảng 10% các cụm. Trong một ví dụ, một đứa trẻ mắc Covid-19 đã tiếp xúc với hơn một trăm trẻ em tại một khu trượt tuyết nhưng không có ai bị lây bệnh.

Tuy nhiên, trẻ em thường cũng ít có biểu hiện các triệu chứng hơn, vì vậy các nghiên cứu có thể đã đánh giá thấp số lượng trẻ em đã gây nên chuỗi lây truyền trong gia đình.

Nếu trẻ em đang nói hoặc cười, hát hò hoặc la hét, hoặc hắt hơi hoặc ho, và không ai nghĩ rằng chúng bị nhiễm bệnh, dù thực tế chúng đang bị, và đó có thể là một cách để đẩy việc lây lan virus trong dân chúng đi xa hơn,” theo lời ông Steven L. Zeichner, giáo sư nhi khoa và vi trùng học tại Đại học Virginia.

Các nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng số lượng lớn các tiếp xúc của học sinh, thường tương tác với hàng chục em khác phần lớn thời gian   trong ngày, có thể bù mất nguy cơ lây nhiễm thấp của chúng với người khác.

Covid-19 và giáo viên thì sao?

Nguồn: Trung tâm Thống kê Giáo dục Quốc gia

Theo nghiên cứu của Trung tâm Thống kê Giáo dục Quốc gia, tuổi trung bình của giáo viên ở các trường học ở Hoa Kỳ là gần 43. Giáo viên lớn tuổi có xu hướng làm việc tại các trường tư và công lập nhỏ hơn. Người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong do COVID-19.

Các kế hoạch để mở lại trường học là gì?

Trong khi các trường học ở Hoa Kỳ chưa có hoạt động, chúng tôi đã thấy một số ví dụ quốc tế. Một số trường đã tạm thời đóng cửa nếu chỉ một học sinh được chẩn đoán mắc COVID-19. Những trường khác vẫn mở ngay cả khi nhiều học sinh hoặc nhân viên mắc bệnh, chỉ gửi cách ly những ai có tiếp xúc trực tiếp hoặc bị ảnh hưởng. Một số trường cũng bắt đầu yêu cầu đeo khẩu trang và thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội. Bạn nên liên lạc với khu học chánh địa phương của bạn để được hướng dẫn cụ thể.

Việc mở cửa lại sẽ đòi hỏi nhiều công việc hơn cho phụ huynh và trường học. Trẻ em sẽ cần đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và che miệng khi ho hay hắt hơi bằng khăn giấy, theo như khuyến nghị của CDC.

Các trường mở cửa sẽ cần thực hiện các quy trình làm sạch và khử trùng bổ sung, đặc biệt đối với hành lang, sân chơi, nhà ăn và không gian làm việc chung, như thư viện. Theo ước tính, một học khu trung bình sẽ phải chi thêm 1,8 triệu đô la cho các biện pháp y tế và an toàn để mở cửa trở lại.

nhiều chiến lược an toàn khác nhau đang được thực hiện tại các trường học trên khắp thế giới, bao gồm kết hợp việc đeo khẩu trang, giảm số lượng học sinh trong mỗi lớp, kiểm tra nhiệt độ, giãn cách xã hội và rửa tay thường xuyên. Một số quốc gia đã giới hạn các lớp học trực tiếp cho những học sinh nhỏ tuổi, những người dường như có nguy cơ bị nhiễm và lây lan Covid-19 thấp hơn.

Các nghiên cứu gần đây về Covid-19 dự đoán rằng việc đóng cửa trường học sẽ chỉ ngăn ngừa 2% đến 4% tử vong, ít hơn nhiều so với các can thiệp giãn cách xã hội khác. Một nghiên cứu in sẵn tập trung vào việc đóng cửa năm ngày của gần như tất cả các trường học trong khu vực đô thị Seattle ước tính rằng việc đóng cửa trường học đã giúp giảm chỉ trên 5% số ca nhiễm coronavirus.

Sự cô lập xã hội có thể làm hại con tôi không?

Tiếp tục đóng cửa có nguy cơ làm “sứt mẻ cơ hội sống của một thế hệ trẻ em,” theo một bức thư ngỏ được công bố vào tháng trước và có chữ ký của hơn 1500 thành viên của Đại học Hoàng gia Nhi khoa và Sức khỏe Nhi đồng ở Anh quốc (RCPCH). Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cũng đã ủng hộ cho việc “học sinh cũng có mặt ở trường học.”

Sự cô lập xã hội có thể mang lại một loạt các tác hại tâm lý. Trong một nghiên cứu được công bố trên JAMA Pediatrics, các nhà nghiên cứu ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, nguồn gốc của đại dịch, đã xem xét một nhóm mẫu gồm 2.330 học sinh có dấu hiệu bị ức chế tình cảm. Những đứa trẻ đã bị nhốt trong trung bình 33,7 ngày. Chỉ sau một tháng đó, 22,6% trong số họ đã báo cáo các triệu chứng trầm cảm và gần 19% trải nghiệm sự lo lắng.

Những trẻ em trước đó đã bị trầm cảm và lo lắng có thể có nguy cơ cao hơn. Sau ngày 9/11, mức độ bị ức chế của thanh thiếu niên cũng đã được truy dò chặt chẽ xem liệu họ có từng có các bệnh như vậy hay không.

Trường học có nên đóng cửa?

Không có giải pháp kiểu một-cỡ-cho-tất-cả cho câu hỏi liệu các trường nên được mở hay đóng cửa. Các chuyên gia tiếp tục nói rằng các trường nên đưa ra quyết định chủ yếu dựa trên việc liệu Covid-19 có đang lan rộng trong khu vực của họ hay không. Ở nhiều nước, coronavirus đang tăng vọt ngay lúc này.

“Mỗi quận hạt, học khu, hay trường học cụ thể phải xem xét cùng với bộ phận y tế của họ về mức tăng số ca nhiễm hằng ngày, hoặc mức tăng trung bình trong bảy ngày và nắm bắt được xem dịch virus có đang được kiểm soát được trong khu vực hay quận hạt của họ hay không,” bà DeBiasi nói.

Tiếp theo, các trường nên xem xét liệu họ có thể thực hiện các biện pháp an toàn hay không, như duy trì khoảng cách xã hội và giảm quy mô lớp học. Cấp độ thứ ba là cá nhân từng gia đình.

“Trong một gia đình có nhiều người già sống trong một gia đình, hoặc có cha mẹ bị suy giảm miễn dịch hoặc những đứa trẻ khác trong gia đình, quyết định cho gia đình đó gửi con vào trường có thể hoàn toàn khác với một gia đình không có người cao tuổi,” bà DeBiasi nói.

Một số đứa trẻ cũng có thể dễ bị tổn thương hơn những đứa khác. Trẻ em và thanh niên trên 15 tuổi có nhiều khả năng yêu cầu chăm sóc đặc biệt hơn theo một nghiên cứu do bà DeBiasi dẫn đầu. Bà và các đồng nghiệp đã kiểm tra hồ sơ bệnh án của thanh niên và trẻ em có triệu chứng được điều trị Covid-19 tại Children Wild National cho trong khoảng thời gian từ 15 tháng 3 đến 30 tháng 4. Phần lớn trẻ em nhập viện còn có một tình trạng bệnh khác.

Những bệnh nhân trẻ mắc các bệnh thần kinh tiềm ẩn, chẳng hạn như bệnh bại não, bệnh teo não, hoặc chậm phát triển toàn cầu có nhiều khả năng cần phải nhập viện. Các bệnh tiềm ẩn phổ biến khác bao gồm bệnh tim bẩm sinh, ung thư và rối loạn máu. Bệnh nhân bị ức chế miễn dịch và những người mắc các bệnh có thể gây ra sự khó thở cũng có thể gặp nguy hiểm cao hơn./.


Nguyên bản tiếng Anh: https://www.usatoday.com/in-depth/news/2020/07/29/should-i-send-my-child-back-to-school-science-on-coronavirus-and-kids-impact-classroom-plans/5481394002/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét