26 tháng 7 2020

Làm sao một trong các thành phố Trắng nhất nước Mỹ trở thành trung tâm phong trào BLM

Tại một tiểu bang với lịch sử kỳ thị tàn nhẫn nhất, phong trào Những Sinh mệnh Đen Có ý nghĩa (BLM) tại Portland, Oregon đang được sự tham gia choáng ngợp bởi những người da trắng.

Những người biểu tình tụ tập để nghe các nhà hoạt động BLM ở Portland, Oregon vào hôm thứ Năm.


Thomas Fuller
, New York Times

24/07/2020

Dịch bởi: Người Mỹ Gốc Việt


PORTLAND, Ore. - Seyi Fasoranti, một nhà hóa học chuyển đến Oregon từ Bờ Đông sáu tháng trước, đã theo dõi các cuộc biểu tình của Black Lives Matter ở Portland với đầy lôi cuốn. Một biển cả những khuôn mặt trắng ở một trong những thành phố lớn nhất nước Mỹ đã  gào lên vì công lý chủng tộc mỗi đêm trong gần hai tháng.

“Một điều mà tôi nói đùa với bạn bè của mình,” ông Mr. Fasoranti, người da đen, đã nói giữa tiếng ồn của những tràng reo hò  phản đối trong tuần này. “Có nhiều tấm bảng Black Lives Matter ở Portland hơn số  người da đen.”

Sự ủng hộ to lớn đã trở thành một dấu ấn của cuộc sống ở Portland trong nhiều thập niên, nhưng không giống như các cuộc biểu tình trước đây về chính sách môi trường hoặc chiến tranh ở nước ngoài, phân biệt chủng tộc là một chủ đề phức tạp hơn ở Oregon, đan quyện giữa vấn đề nhân chủng học và di sản của tiểu bang với các đạo luật chống Da đen tàn bạo nhất.

Trong suốt 56 đêm biểu tình liên tiếp ở đây, đám đông người biểu tình phần lớn da trắng đã giơ nắm đấm lên trời và hô vang, “Đây không phải là một cuộc bạo loạn, đây là một cuộc cách mạng.” Họ đã ném những chai nước vào trụ sở tòa án liên bang, cố gắng cạy mở các tấm ván ép bảo vệ lối vào và lao mình vào các cuộc chiến lưu động với các sĩ quan cảnh sát qua những đám mây hơi cay. Trong những đêm gần đây, số người biểu tình đã tăng lên hàng ngàn người.

Damany Igwé, 43 tuổi, một nhân viên bán sản phẩm phòng tắm là người da đen và đã tham gia vào hàng chục cuộc biểu tình, nói rằng đám đông trắng đã che chở anh ta khỏi cảnh sát, trong khi cùng la hét “Quyền lực của Da đen!”

“Tôi cảm thấy được bảo vệ nhiều nhất như chưa từng có trong thành phố của mình,” ông Igwé nói trong cuộc biểu tình vào tối thứ Tư kéo dài đến sáng thứ Năm. “Người da trắng có thể không hiểu được những gì chúng tôi đã trải qua một cách hoàn toàn, nhưng họ đang cố gắng đồng cảm. Đó là một sự khởi đầu.”

Trong số 35 thành phố ở Hoa Kỳ có dân số lớn hơn 500.000 người, Portland là thành phố trắng nhất, theo dữ liệu điều tra dân số, với 71% cư dân được phân loại là người da trắng không phải gốc Latinh.

Tính thuần chủng tương đối của Oregon - tiểu bang có ba phần tư da trắng so với bang láng giềng California, nơi người da trắng chiếm 37% dân số - không phải là ngẫu nhiên. Tiểu bang được thành lập dựa trên các nguyên tắc của quyền lực trắng tối thượng. Một đạo luật phạt phạt roi từ thế kỷ 19 đã kêu gọi đánh bất kỳ người da đen nào được tìm thấy trong bang. Vào đầu thế kỷ 20, tổ chức Lập pháp Oregon đã bị chi phối bởi các thành viên của Ku Klux Klan.

Ngày nay, mức thu nhập trung bình của các gia đình da đen ở Portland gần bằng một nửa so với cư dân da trắng, số vụ cảnh sát bắn cư dân da đen không tương xứng với tỷ lệ 6% dân số của họ. Ba năm trước, hai người tốt bụng đã bị đâm chết người trong khi cố gắng ngăn chặn một người đàn ông đang mắng nhiếc hai phụ nữ Mỹ gốc Phi trên một chuyến xe lửa địa phương, một trong hai người mặc trang phục Hồi giáo.

Bà Walidah Imarisha, một học giả về lịch sử Da đen ở Oregon cho biết, “Thực sự có hai Portlands tồn tại. Có một Portland da trắng và một Portland da màu.”.

Sự khác biệt, bà nói, bao gồm hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống. “Có một sự khác biệt lớn về chủng tộc xung quanh sự giàu có, chăm sóc sức khỏe, trường học và hệ thống pháp luật hình sự mà người Portland da trắng đơn giản là không hiểu.”

Tuy nhiên, trên đường phố tuần này ở Portland, có sự lạc quan giữa các nhà lãnh đạo biểu tình Da đen, những người thường nói một cách ngưỡng mộ về đám đông lớn da trắng, được hồi sinh tuần rồi sau các vụ đụng độ với các sĩ quan cảnh sát chống bạo động liên bang đang bảo vệ một trụ sở tòa án Hoa Kỳ và các tòa nhà khác. 

Những người biểu tình đã viết tên của Breonna Taylor và George Floyd, những người đã bị cảnh sát giết chết,
trên một mặt tiền bằng gỗ bao quanh tòa án liên bang từng là nơi biểu tình ở Portland. 

Xavier Warner, một nhà tổ chức biểu tình a đen, đã gọi sự vượt trội [về số tham dự] của những người biểu tình da trắng là “một điều đẹp đẽ” nói lên các đạo đức tiến bộ tại thành phố.

Teal Lindseth, một nhà tổ chức Da đen khác, cho biết cô nhìn thấy sự trớ trêu khi một Portland chủ yếu là da trắng lại có  các cuộc biểu tình liên tục kéo dài nhất bắt nguồn từ vụ cảnh sát giết George Floyd ở Minneapolis vào ngày 25 tháng 5. Nhưng cô nói cô rất biết ơn về sức mạnh của con số. “Họ đã làm tổn thương chúng tôi ít hơn khi có nhiều người hơn,” cô ấy nói.

Vai trò của người biểu tình da trắng có một số kẻ gièm pha trong cộng đồng Đen.

Trong một bản op-ed xuất bản hôm thứ Năm trên tờ Washington Post, mục sư E.D. Mondainé, chủ tịch chi nhánh Portland của N.A.A.C.P., đã gọi các cuộc biểu tình là một màn biểu diễn nhằm đánh lạc hướng sự chú ý khỏi phong trào BLM.

“Họ có thực sự thúc đẩy cho mục tiêu của công lý, hay đây là một ví dụ khác về sự  hoà tan  màu trắng?” ông đã viết.

Nhưng trong một đánh giá trước ý kiến ​​chia rẽ về vấn đề này, người tiền nhiệm của ông Mondainé tại N.A.A.C.P., bà Jo Ann Hardesty, hiện là một ủy viên thành phố, đã bác bỏ những lời chỉ trích của ông.

“Có rất nhiều người mới, có ý thức, những người đã tham gia vào trận chiến vì cuộc sống của người da đen,” bà nói trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm.

Bà Hardesty, người nhậm chức vào năm 2019 với tư cách là người phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên trong Hội đồng thành phố Portland, cho biết các cuộc biểu tình đang phục vụ các mục đích kép để chống lại sự bất công chủng tộc và từ chối sự hiện diện của các đặc vụ liên bang được chính quyền Trump gửi đến thành phố.

Cả hai mục tiêu phản kháng đều quan trọng, cô nói. “Và không có cái nào quan trọng hơn cái nào.”

Bức tường của Mẹ, một nhóm các bà mẹ (da trắng) ủng hộ biểu tình BLM và chống sự bạo động của cảnh sát.

Joe Lowndes, một chuyên gia về chính trị cánh hữu và chủng tộc tại Đại học Oregon, cho biết các cuộc biểu tình phản ánh sự đan xen lợi ích trong những năm gần đây giữa những người ủng hộ công lý chủng tộc và phong trào chống phát xít chủ yếu của người da trắng. Cả hai nhóm đều vô cùng mất tin tưởng vào cảnh sát và muốn các quyền lực và ngân sách của cảnh sát bị hạn chế. Sự hiện diện của các nhóm cực hữu ở Oregon, tăng cường dưới thời Trump, cũng đã đưa những kẻ chống phân biệt chủng tộc và chống phát xít vào sự đồng hướng gần gũi hơn, ông nói.

Các bài phát biểu và lời reo hò tại các cuộc biểu tình đã chạm vào di sản của chế độ nô lệ và tước đất từ ​​người Mỹ bản địa. Từ góc độ lịch sử, cảnh tượng hàng trăm người biểu tình da trắng hô vang một trong những điệp khúc phổ biến nhất của phong trào - “Những vùng đất bị đánh cắp và những con người bị đánh cắp,” có thể gây nhức óc.

Là điểm đến của các cuộc thám hiểm của Lewis và Clark, Oregon từng là biểu tượng cho sự chinh phục miền Tây nước Mỹ và sự khuất phục của các dân tộc bản địa.

Một số người biểu tình da trắng nói rằng chính di sản da trắng thượng đẳng này đã giúp thúc đẩy họ ra đường.

Bà Liza Lopetrone, một y tá thú y, người đã tham gia cuộc biểu tình Bức tường của những Bà mẹ trong tuần này, trong đó bao gồm chủ yếu là phụ nữ da trắng khóa tay nhau trước các đặc vụ liên bang. “Oregon có một lịch sử cực kỳ phân biệt chủng tộc. Tôi không đến từ đây nhưng tôi chịu trách nhiệm về nó bây giờ.”

Có một tinh thần lạc quan trong các nhà lãnh đạo biểu tình Da đen,

họ thường nói một cách ngưỡng mộ về đám đông chủ yếu là người da trắng.


Một người phụ nữ khác trong cuộc biểu tình, cô Julie Liggins, có mối liên hệ trực tiếp hơn với định kiến ​​và phân biệt chủng tộc ở Portland. Cô là người da trắng và chồng của cô trong ba thập niên, Reginald, là Da đen.

Trong những năm anh lái xe đi làm, ông Liggins cho biết, anh đã bị cảnh sát Portland chận lại nhiều lần mà không có lý do. Anh nói anh chuyển sang đi xe buýt. Nhưng hai năm trước, khi ông Liggins, 60 tuổi, chạy đến bắt xe buýt, cảnh sát đã chận nó lại khi xác định nhầm ông là  một nghi phạm cướp giật trong độ tuổi 20.

Ông Liggins nói rằng ông được khuyến khích bởi các cuộc biểu tình dù rằng ông  ước ao sự giải toả về vấn đề chủng tộc ở Mỹ đã phải xảy ra từ lâu. Và anh ấy yêu cuộc sống của mình ở Portland.

“Bạn có thể thực sự đi nhiều ngày mà không thấy những người trông giống bạn,” anh ấy nói. “Tuy nhiên tôi thấy Portland là một thành phố rất tiến bộ mặc dù có quá khứ phân biệt chủng tộc. Tôi có thể thành thật mà nói rằng với tư cách là một cặp đôi khác chủng tộc, chúng tôi đã không có vấn đề gì ở đây.”

Ông Fasoranti, nhà hóa học, cho biết ông đã rất ấn tượng với nhận thức về các vấn đề chủng tộc ở Portland và mô tả chuỗi biểu tình hiện nay là một điều gì đó mà “cảm thấy chân thật.”

Ông ta nói rằng ông ta cảm thấy được chào đón trong thành phố và bị thu hút ngay sau khi anh ta đến khi một người da  trắng lái xe mô tô tấp vô vỉa hè và hỏi ông ta có cần đi quá giang. Anh ta đã được mời đến các cuộc trò chuyện về sự chỉnh trang khu phố và sự dời chỗ ở của cư dân da đen.

“Có rất ít những cuộc trò chuyện kiểu đó ở New York hoặc New Jersey, nơi tôi từng sống,” ông nói./.


Nguyên bản: https://www.nytimes.com/2020/07/24/us/portland-oregon-protests-white-race.html


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét