AP / CBS News
05/10/2020
Dịch bởi: Người Mỹ Gốc Việt
Ứng cử viên được đề cử của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ Amy Coney Barrett tốt nghiệp năm 1994 với bằng xuất sắc tại Trường Đại học Rhodes ở Memphis, Tennessee. Nhưng hơn 1.500 cựu sinh viên của trường nghệ thuật tự do (liberal arts) cỡ nhỏ này đã lên tiếng rằng họ không tự hào về mối quan hệ của họ với vị luật sư và thẩm phán bảo thủ.
Barrett tốt nghiệp hạng ưu với bằng đại học Anh văn. Cô là thành viên của Hội đồng Danh dự và được ghi tên vào Phòng Danh vọng của Sinh viên. Sau khi Tổng thống Donald Trump đề cử Barrett thay thế cố Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg, Marjorie Hass, chủ tịch Rhodes, cho biết trong một tuyên bố được đưa ra rằng sau khi hoàn tất bước kế tiếp tại trường luật Notre Dame, Barrett đã xây dựng một sự nghiệp đầy các "thành tích và sự riêng biệt chuyên nghiệp."
Tuyên bố trên được đề ngày 22 tháng 9. Ngay sau đó, cựu sinh viên Rhodes là Rob Marus và Katherine Morgan Breslin đã viết một lá thư chỉ trích quan điểm của Barrett về luật phá thai, cộng đồng LBGTQ và Đạo luật Chăm sóc Giá cả phải chăng (ACA). Được 1.513 cựu sinh viên ký tên và đăng trực tuyến, lá thư cho biết các cựu sinh viên "kiên quyết và nhiệt tình phản đối đề cử của cô ấy", tuyên bố rằng Barrett không đại diện cho quan điểm và giá trị của họ.
Bức thư viết: "Chúng tôi cũng kiên quyết và nhiệt tình phản đối những nỗ lực của các quản trị viên trường Rhodes để ôm lấy Amy Coney Barrett như một cựu sinh viên của mái trường cũ yêu quý của chúng tôi. Chúng tôi phản đối sự bắt quàng này vì chúng tôi tin rằng cả thành tích của cô ta và quá trình tạo ra sự đề cử của cô ấy đều hoàn toàn trái ngược với các giá trị của sự thật, lòng trung thành và sự phục vụ mà chúng tôi đã học được ở Rhodes."
Việc Barrett được đề cử thay thế Ginsburg, một người ủng hộ quyền phá thai và là biểu tượng tự do vừa qua đời vào tháng trước, đã nhanh chóng nhận được sự khen ngợi từ các đảng viên Cộng hòa và bảo thủ, đồng thời gây lo lắng cho những người theo chủ nghĩa tự do và đảng Dân chủ. Hai phía chống đối nghịch đã xối xả đưa ra các tuyên bố ủng hộ hoặc phản đối việc bổ nhiệm Barrett, hiện là thẩm phán tòa phúc thẩm liên bang có trụ sở tại Chicago.
Trước thời của Barrett, ngôi trường với khuôn viên trang nghiêm và tổng số sinh viên đăng ký khoảng 2.000 sinh viên này đã có mối liên hệ với Tòa Tối cao Pháp viện. Abe Fortas, tốt nghiệp khoá 1930, đã trở thành một Thẩm phán Tối cao Pháp viện, và nhiều sinh viên tốt nghiệp từ Đại học Rhodes đã làm thư ký cho các thẩm phán Toà Tối cao và làm thẩm phán liên bang, theo chủ tịch Hass cho biết. Rhodes cũng đã tổ chức các cuộc nói chuyện trong khuôn viên trường với Thẩm phán Stephen Breyer và cố Thẩm phán Antonin Scalia.
Tuyên bố của Hass nói: “Thẩm phán Coney Barrett tham gia vào truyền thống của sự xuất sắc khoa bảng này.”
Quan điểm về phá thai của Barrett là một điểm đặc biệt gây tranh cãi. Barrett đã bỏ phiếu ít nhất hai lần về vấn đề phá thai với tư cách là thẩm phán toà phúc thẩm, cả hai lần đều tham gia các ý kiến bất đồng với các quyết định ủng hộ quyền phá thai.
Lá thư của các cựu sinh viên Rhodes được ký bởi những sinh viên đã tốt nghiệp từ năm 1959, và một số người biết Barrett và đã cùng học các lớp cao học với cô. Nó bày tỏ lo ngại rằng cô ấy có thể bỏ phiếu để lật ngược hoặc "cắt giảm nghiêm trọng" Roe kiện Wade, phán quyết mang tính bước ngoặt của Tòa án Tối cao năm 1973 tuyên bố phá thai là một quyền hiến định.
Bức thư cáo buộc cô đã bỏ qua các câu hỏi về cách cô sẽ ra phán quyết nếu vụ phá thai được đưa ra trước Tòa án Tối cao. Và nó khẳng định cô ấy đã làm chệch hướng những câu hỏi về lập trường của cô ấy đối với cộng đồng LGBTQ và mối liên hệ bị cáo buộc của cô ấy với một nhóm chống LBGTQ.
Bức thư viết: “Amy Coney Barrett đã nhiều lần che giấu sự thật về quan điểm và mối quan hệ trong quá khứ của cô ấy." Nó nói thêm rằng Barrett "đã chứng minh một triết lý tư pháp và hồ sơ không phục vụ và bảo vệ những người dễ bị tổn thương trong xã hội của chúng ta, bao gồm cả người nhập cư, những người trong hệ thống tư pháp hình sự và những cá nhân dựa vào Đạo luật Chăm sóc Giá cả phải chăng."
Trong một tuyên bố tiếp theo sau bức thư của cựu sinh viên, Hass khuyến khích "tất cả các thành viên của cộng đồng Rhodes hãy dũng cảm vươn lên theo thời điểm hiện tại và lên tiếng, hành động và bỏ phiếu vì công lý."
Bà Hass viết, “Tôi hy vọng rằng lá thư của bạn - cũng như sự ủng hộ, bất đồng quan điểm và sự chú ý mà nó đã tạo ra - sẽ là động lực thúc đẩy sự tham gia mạnh mẽ vào tiến trình chính trị.” Bà vẫn giữ quan điểm cạnh bức thư trước đó của mình và những lời nhận xét công khai ca ngợi "thành tích học tập đặc biệt" của Barrett tại Rhodes.
Bà Hass viết, “Trường đại học sẽ tiếp tục nói về cô ấy với sự tôn trọng và tình bạn.” Sau đó, bà thêm rằng, bà "rất vui khi tái khẳng định cam kết của chính tôi và cam kết của trường đại học để chống lại sự bảo thủ cố chấp và cũng vì quyền lợi của các sinh viên và cựu sinh viên thiểu số và bị thiệt thòi."
Barrett không có bình luận công khai nào về bức thư.
Ông Trump nói trong cuộc tranh luận hôm thứ Ba với đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden rằng ông không biết quan điểm của Barrett về vụ Roe v. Wade (về quyền phá thai) và không thảo luận với cô ấy khi họ gặp nhau tại Nhà Trắng ba ngày sau cái chết của Ginsburg.
Marus, đồng tác giả của lá thư của cựu sinh viên, nói với Associated Press rằng những người ký tên trong bức thư rất buồn và lo ngại danh tiếng của trường đại học có thể bị giảm sút trong mắt những sinh viên hiện tại và trong tương lai, những người không đồng ý với Barrett và ông Trump. Ông gọi quan điểm của cô ấy là “cổ lỗ sĩ" ("antediluvian"), thêm vào đó một số cựu sinh viên rất kinh hoàng về sự bổ nhiệm trọn đời dành cho Barrett vào tòa Tối cao.
Marus nói: “Chúng tôi nghĩ rằng đã đến lúc phải lên tiếng. "Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng chúng tôi sẽ thay đổi cách Thượng viện bỏ phiếu về cô ấy. Điều chúng tôi muốn tác động là nhận thức của công chúng về Rhodes, nền giáo dục mà chúng tôi nhận được ở đó."
Nguyên bản tiếng Anh:
Alumni at Amy Coney Barrett's undergrad school sign letter of concern
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét