Hà Nội, Việt Nam ít kẹt xe hơn do lo ngại về sự lây lan của Covid-19 ở Hà Nội. (Ảnh: Linh Phạm / Getty Images) |
01/10/2020
Dịch bởi: Người Mỹ Gốc Việt
Chính quyền Trump có thể có một quốc gia khác trong tầm ngắm trong các tranh chấp liên quan đến thương mại và tiền tệ: Việt Nam, quốc gia được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cho đến nay.
Theo một báo cáo của Bloomberg trích dẫn ba người quen thuộc với vấn đề này, chính quyền có kế hoạch công bố một cuộc điều tra về vận hành tiền tệ của Việt Nam, viện dẫn những cáo buộc rằng quốc gia này đã ngăn cản tiền đồng tăng giá. Theo báo cáo, chính quyền sẽ sử dụng Mục 301 của Đạo luật Thương mại 1974 — điều mà họ đã sử dụng để áp đặt thuế quan đối với Trung Quốc, bắt đầu cuộc chiến thương mại.
Các hành động chống lại Việt Nam sẽ theo phát hiện của Bộ Thương mại và Ngân khố vào tháng 8 cho biết nước này đã thao túng tiền tệ của mình trong một vụ án thương mại liên quan đến lốp xe, mang lại cho nước này một lợi thế không công bằng. Đối với các nhà đầu tư, việc theo dõi xem liệu nó có làm giảm giá trị so với những gì đã từng là một nơi hấp dẫn để săn lùng cơ hội hay không lại là một điều khác.
Bối cảnh diễn ra khi Việt Nam nổi lên như một nước hưởng lợi từ leo thang thương mại Mỹ-Trung, với việc một số công ty đang đẩy nhanh việc di chuyển sản xuất sang nước nhỏ này. Việt Nam hiện là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ và có thặng dư thương mại ngày càng lớn. Tuy nhiên, theo Marc Chandler, một nhà phân tích tiền tệ và giám đốc điều hành tại Bannockburn Global Forex, quốc gia này có GDP bình quân đầu người thấp hơn một phần 10 của Hoa Kỳ và các chính quyền trước đây thường cho phép nó được kéo dài hơn trên các quốc gia nhỏ và nghèo.
Nếu nó có vẻ trì trệ một cách vô vọng (nguyên văn: in the weeds), thì quả nó là như vậy. Nhưng động thái này có thể gây một số gợn sóng lớn. Chandler nói qua email rằng sử dụng biện pháp điều chỉnh sai lệch tiền tệ của Bộ Tài chính Hoa Kỳ để xác định thiệt hại xảy ra trong một vụ bán phá giá là “một tiền lệ quan trọng.”
Trong một tweet, cựu quan chức Bộ Tài chính Mark Sobel, người hiện là chủ tịch của Diễn đàn các Tổ chức Tài chính và Tiền tệ Độc lập, đã đặt câu hỏi liệu chính sách tiền tệ hiện đang được đặt ra bởi Bộ Thương mại và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, thay vì Bộ Tài chính.
Ông ta tweet: “Liệu đây có phải là một vụ trật đường rầy đang xảy ra?” Khi Bộ Tài chính lần đầu tiên đưa ra vấn đề tiền tệ vào tháng 8, Sobel đã nói rằng nó có thể gây hại cho hệ thống tiền tệ quốc tế.
Cuộc điều tra có thể tạo ra sự bất định cho một số quốc gia Á châu - đặc biệt là Việt Nam - đã được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việt Nam cũng là một điểm sáng, một trong những quốc gia có kinh nghiệm kiểm soát tốt nhất đại dịch.
Tuy nhiên, hành động thương mại có thể không ngăn cản các nhà đầu tư. Laura Geritz, người sáng lập quỹ Rondure Global, một quỹ đã đầu tư từ lâu tại Việt Nam, cho biết: “Một số trong số này đang bắt đầu được điều chỉnh. Nhiều công ty lớn đang chuyển đến, từ những công ty như Apple và Google (Alphabet) — và quốc gia này cũng ngày càng trở thành nhà sản xuất cho phần còn lại của châu Á.
Bà cho biết nước này đang sao chép mô hình của các quốc gia châu Á thành công khác khi chuyển từ sản xuất hàng may mặc và lốp xe sang các mặt hàng phức tạp hơn như điện tử và sau đó đầu tư các khoản thu xuất khẩu đó vào các dự án đầu tư như đường sá và giáo dục.
Geritz nói: “Việt Nam có dân số trẻ tuyệt vời, dân số trẻ và cơ sở hạ tầng đang được cải thiện. Đó là một quốc gia đang trên đà thúc đẩy các cải cách cơ cấu thực sự. Nếu chỉ là đồng tiền rẻ, nước ngoài có thể đến để sản xuất hàng hóa rất nhiều nơi khác. Đó là một trong những câu chuyện hay nhất về cấu trúc mặt đất mà tôi từng thấy."
Nguyên bản tiếng Anh:
Vietnam Could Be Next Target in U.S. Trade Fight. What Investors Need to Know.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét