Bethany Allen-Ebrahimian, tác giả cuốn sách China
Một nhóm các nhà lập pháp lưỡng đảng đã công bố một dự luật mới nhằm thành lập một lực lượng đặc nhiệm liên ngành để ứng phó với việc Trung Quốc sử dụng các biện pháp kinh tế để thúc đẩy các mục tiêu địa chính trị của họ.
Dự luật thể hiện nhận thức ngày càng tăng ở Hoa Kỳ rằng cưỡng bức kinh tế là nền tảng cho khả năng của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc đưa ra chủ nghĩa độc tài vượt ra ngoài biên giới của mình.
Dự luật này - dẫn đầu bởi Dân biểu Ami Bera (Dân chủ, California), Chủ tịch Tiểu ban Đối ngoại Hạ viện về Châu Á - Thái Bình Dương, và Dân biểu Ann Wagner (Cộng hòa, Missouri) - cũng nhấn mạnh thỏa thuận lưỡng đảng sâu sắc hơn rằng Trung Quốc là thách thức hàng đầu đối với chính sách đối ngoại của Mỹ .
Dự luật liệt kê rất nhiều ví dụ về sự ép buộc kinh tế của Trung Quốc, bao gồm:
Trung quốc chặn nhập khẩu cá hồi Na Uy của họ sau khi một luật sư bất đồng chính kiến người Trung Quốc là ông Lưu Hiển Ba nhận giải Nobel Hòa bình năm 2010.
Trung quốc hạn chế người dân du lịch đến Hàn Quốc sau khi Seoul triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Trung quốc áp đặt thuế quan đối với lúa mạch và rượu vang của Úc sau khi Thủ tướng Úc kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của virus coronavirus.
Nhóm đặc nhiệm tương lai này sẽ bao gồm các bổ nhiệm từ trong Bộ Tư pháp, Bộ Thương mại,Bộ Ngân khố, Bộ Nông nghiệp và Bộ Ngoại giao, cũng như văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, và tham vấn với khu vực tư nhân, các nhóm kỹ nghệ và các tổ chức phi chính phủ.
Nó sẽ được yêu cầu nộp báo cáo về những phát hiện của mình, bao gồm phân tích về các công cụ mà chính phủ Trung Quốc sử dụng để tiến hành cưỡng bức kinh tế và danh sách các khuyến nghị về cách Hoa Kỳ nên thực hiện để đẩy lùi việc đó.
Dự luật tuyên bố, "Việc nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) sử dụng ngày càng nhiều các biện pháp cưỡng bức kinh tế chống lại các chính phủ, công ty, tổ chức, thực thể và cá nhân nước ngoài khác đòi hỏi Hoa Kỳ hiểu rõ hơn về các biện pháp này để đưa ra một biện pháp đáp ứng toàn diện, hiệu quả và đa phương."
"Các biện pháp cưỡng chế kinh tế của CHND Trung Hoa áp lực khu vực tư nhân hành xử theo những cách trái ngược với lợi ích quốc gia và khả năng cạnh tranh của Hoa Kỳ."
Đó là một vấn đề hóc búa đối với các nền dân chủ tự do trong việc hoạch định các chính sách nhằm chống lại việc chính phủ Trung Quốc sử dụng các mối quan hệ thương mại và phụ thuộc kinh tế để thúc đẩy các mục tiêu an ninh và chính trị của mình.
Các hệ thống kinh tế và chính trị tự do được thiết kế để cho các doanh nghiệp được tự do đưa ra các quyết định thương mại của riêng mình, và thường làm khó khăn việc quy định hành vi của các doanh nghiệp.
Nhiều ngành công nghiệp phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc về tài nguyên, sản xuất hoặc thị trường và không muốn bị kẹt giữa các siêu cường đối thủ.
Nguyên bản dự luật: https://www.documentcloud.org/documents/21085679-countering-china-economic-coercion-act
Đọc thêm: Chủ nghĩa tư bản toàn cầu tiếp tay cho sự đàn áp của Trung Quốc
Bài nguồn: https://www.axios.com/china-economic-coercion-democrats-legislation-49461c1d-a64a-4783-b6d6-6e281394a24d.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét